connect.facebook.net connect.facebook.net
Thứ Năm, 20 tháng 11, 2014

Tiếp theo P1 của Khám Phá 20 Nét Đặc Trưng Của Hàn Quốc ta đến với phần 2:
Nhân sâm (고려인삼)
Ở Việt Nam, Nhân Sâm đắt đỏ và khó trồng, còn với điều kiện khí hậu thuận lợi như Hàn Quốc thì trồng nhân sâm quá tuyệt vời. Nhân Sâm Hàn hay còn gọi là "Goryeong Ginseng". Công dụng của nhân sâm là:
giúp tăng cường chức năng của các của các cơ quan quan trọng trong cơ thể, ổn định tim, bảo vệ dạ dầy, tăng cường chịu đựng và sự ổn định của hệ thần kinh. Nhân sâm là một yếu tố cốt lõi trong Đông y, nhưng người Hàn Quốc thường dùng nhân sâm theo cách đơn giản hơn là uống trà hay rượu.
Học sinh Việt đi du học hàn quốc có lẽ hầu như đã dùng qua nhân sâm nhãn hiệu Hàn Quốc được Việt Nam nhập khẩu :).
Nghệ thuật Hàn Quốc (세계적인 예술인)
Sarah Chang  nghệ sĩ violon đã ra album đầu tiên khi mới chín tuổi.
Chung Kyung-wha đang giữ danh hiệu một trong những nhạc sĩ đang được chào đón nhất trên sàn diễn quốc tế trong suốt 25 năm nay.
Soprano Jo Su-mi được chỉ huy dàn nhạc tài ba Herbert von Karajan phát hiện và theo nhận định của chỉ huy dàn nhạc Herbert thì chị có giọng hát "trời cho".
 "cha đẻ của nghệ thuật video" Paik Nam-june là người gốc Hàn, đã bắt đầu sự nghiệp với tư cách là nhạc sĩ và nhà soạn nhạc. Năm 1963, ông trở thành người đầu tiên triển lãm thiết bị truyền hình. Kể từ đó, Paik đã có ảnh hưởng với nghệ thuật đương đại, video và truyền hình qua những tác phẩm nối liền thế giới nghệ thuật, báo chí, công nghệ, văn hoá nhạc pop và những thể loại nghệ thuật mới.
Di sản in
Ở Hàn Quốc, nghệ thuật in trên phiếu gỗ bắt đầu từ thế kỷ 8. Bộ chữ kim loại đầu tiên ra đời ở Hàn Quốc, Bộ kinh Phật Koreana ra đời từ thế kỷ thứ 13 đến nay là bản khắc gỗ kinh phật lâu đời nhất được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 1995.
Dangcheong: 
Vẻ đẹp và giá trị nghệ thuật đích thực là Dangcheong - một hình thức trang trí màu sắc trên nóc các toàn nhà. Các màu sắc được sử dụng bao gồm 5 màu: đỏ, vàng, xanh, đen và trắng. Ngoài ra Dangcheong được dùng để bảo vệ bề mặt tòa nhà và che đi những vết thô ráp trong chất liệu được sử dụng, đồng thời nhấn mạnh đặc điểm và thể hiện phẩm cấp của tòa nhà hay đối tượng nào đó. Dancheong có ở hầu hết mọi tòa nhà truyền thống, bao gồm cả đền chùa bất kể chúng nằm ở Seoul hay các tỉnh khác.
Hoa văn
Cảm hứng hoa văn lấy từ chữ viết cổ và dần hình thành nên một loại hình trang trí. Hoa văn truyền thống của người Hàn bao gồm hình con rồng và con phượng hoàng, và "taegeuk" (태극) dùng trong quốc kỳ Hàn Quốc Taegeuki, gồm có hai hình đối lập tượng trưng cho âm và dương, tượng trưng cho hai sức mạnh của vũ trụ, cho tĩnh và động, cho thế yếu và thế mạnh, bóng tối và ánh sáng, nam và nữ, còn có những họa tiết tượng trưng cho sự trường tồn, như đá, con rùa, con hươu, con sếu, núi, nước, mây, cây thông, và mặt trời.
Jasu- Nghệ thuật thêu
Thời xa, thường dân không được mặc vải có hình thêu, trừ các bộ lễ phục mặc vào ngày thành hôn. Không giống như nghệ thuật thêu phục vụ mục đích trang trí đơn thuần, Jaju Phật giáo trang trí đền chùa, tượng, chỉ dành riêng cho tôn giáo.
Ngày nay, thêu được thực hiện trên vật liệu vải và các đồ trang trí như bình phong gấp. Thêu cũng được dùng để trang trí nhiều vật phẩm trong nhà, nhà gối, bao kính, rèm và túi đựng thuốc lá, thìa và đũa, bàn chải.
Bojagi - Vải bọc
Bojagi là mảnh vải hình vuông có viền xung quanh với các kích cỡ, màu sắc, họa tiết trang trí khác nhau, người Hàn Quốc thường dùng để bọc, gói các đồ vật. Bojagi ngày nay vẫn được sử dụng tuy không phổ biến bằng trước đây. Mặc dù vậy chúng vẫn được làm để phục vụ cuộc sống thường nhật, bojagi làm tăng tính độc đáo và kiểu cách của các nghi lễ.
Thẩm mỹ của dân tộc Hàn Quốc được đặc biệt phản ánh rõ nét qua những mảnh bojagi được bàn tay các bà nội trợ chắp lại với nhau để tiết kiệm những mảnh vải thừa, vải vụn. Các hình thêu và các họa tiết khác làm cho bojagi thêm duyên dáng . Khi không sử dụng, có thể gấp bojagi giống như một chiếc khăn mùi xoa nhỏ.
Nghệ thuật gấp giấy thủ công
Người Hàn Quốc có truyền thống lâu đời trong nghệ thuật gấp giấy thủ công và cũng đã từ lâu sử dụng những loại giấy chất lượng tốt để gấp nên những chiếc hộp, chiếc bát có nắp đậy, những chiếc bát lớn, giỏ, túi lưới, bình và gạt tàn.
Những sản phẩm giấy thủ công khác du khách tham quan thường gặp là đồ văn phòng phẩm, thảm chân, đệm, rèm, bao đựng ống tên, bát mài mực, hộp thuốc súng, giày dép, chậu rửa, ấm trà. Hầu hết các sản phẩm làm từ giấy đều được sơn bóng trên bề mặt làm tăng tính thẩm mỹ và độ bền đồng thười làm cho chúng có khả năng chống thấm. Loại sơn phủ thường được dùng là hỗn hợp nước quả hồng xanh và hồ gạo và dầu tía tô.
Tranh dân gian
Tranh dân gian gồm những tác phẩm mà thường dân Hàn Quốc thời xa thường dùng để trang trí nhà ở hoặc để thể hiện những mong ước của họ về đời sống hạnh phúc bền lâu. Không giống như những tác phẩm hội hoạ cổ điển cao sang thường tập trung mô tả phong cảnh, hoa và chim, tranh dân gian thường thể hiện những ý tưởng hài hước, đơn giản và ý nghĩ chất phác về cuộc sống bình dân và về thế giới.
Tranh dân gian là những sáng tác của các họa sĩ thuộc tầng lớp hạ lưu trong xã hội cũ,nhưng các bức tranh của họ lại được tất cả mọi giai cấp trong xã hội, từ hoàng gia và các đền thờ cho đến nông dân ở những làng quê hẻo lánh trưng bày. Các tác phẩm tranh dân gian thường pha trộn táo bạo, thể hiện phongcách riêng của người hoạ sĩ và sử dụng những gam màu mạnh.
Sesi - Tập quán truyền thống
"Sebae" is practised even in preschools to the eldest persons and kids get sweets in return for bowing.
Tập quán Sesi bao gồm các nghi lễ được cử hành vào các thời điểm giao mùa trong năm và ngày tết Nguyên Đán. Ví dụ, vào ngày tết năm mới, người Hàn Quốc cất bài vị tổ tiên và thực hiện các nghi lễ tưởng niệm với các món đồ ăn và uống. Sau nghi lễ này, có lễ "sebae" hay là quỳ lạy những người cao tuổi trong gia đình. Vào đêm ngày 15 tháng Giêng - ngày trăng tròn đầu tiên trong năm, gọi là "daeboreum", một hình nộm làm bằng rơm sẽ được ném xuống sông.
Songpyeon là 1 loại bánh Teok, thường được làm vào dịp Chuseok (Lễ tạ ơn - Thanks giving day)
Nhiều nơi trong cả nước đã có tập tục này, nhưng việc chuẩn bị và thưởng thức các món ăn với những loại rau đa dạng theo mùa vẫn được thực hiện ở khắp nơi. Ngày 15-8 âm lịch là ngày lễ Chuseok, một dạng lễ tạ ơn Trời cho vụ mùa bội thu, trong ngày này, mọi người cũng thường đi thăm viếng mộ tổ tiên. Một trong những món ăn đặc biệt được chuẩn bị cho ngày lễ này là "songpyeon" (송편), bánh có hình trăng khuyết làm từ bột nếp trong có vừng, đậu xanh hạt dẻ và các loại ngũ cốc khác.
Các nghi lễ trưởng thành
Ở Hàn Quốc, những giai đoạn mà mỗi người phải trải qua trong cuộc đười và đánh dấu những thay đổi cơ bản thờng được gọi chung là "Gwanhongsangje" (Quan-Hôn-Tang-Tế), bao gồm lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ, và tế lễ tổ tiên.
Lễ trưởng thành thường rất đơn giản. Các chàng trai trưởng thành cuộn mái tóc dài thành búi trên đỉnh đầu và được tặng một chiếc mũ truyền thống của dân tộc Hàn Quốc làm từ đuôi ngựa. Các cô gái trưởng thành tết tóc thành hai bím và cài vào tóc đồ trang sức được gọi là binyeo (비녀).
Lễ thành hôn được tổ chức tại gia đình cô dâu và vợ chồng mới cưới thường nghỉ hai hay ba ngày tại gia đình cô dâu trước khi trở về nhà chú rể.Tang lễ được cử hành theo nghi thức truyền thống Hàn Quốc rất cầu kỳ. Thời gian để tang kéo dài trong hai năm, sau hàng loạt các nghi lễ cầu khấn. Bên cạnh những nghi thức tang lễ cầu kỳ, người Hàn Quốc còn thực hiện nhiều nghi lễ thờ cúng khác liên quan giữa sự sống và cái chết.
Vườn cảnh
Những khái niệm cần thiết phía sau nghệ thuật vườn Hàn Quốc là làm cho khung cảnh khu vườn tự nhiên hơn cả chính bản thân nó lúc ban đầu. Trong nhiều trường hợp, nhiều khu vườn trông hoàn toàn giống như một tác phẩm của tự nhiên, đó là nỗ lực rất lớn của các nghệ sĩ. Một trong những cảnh quan được bảo tồn tốt nhất trong các khu vườn thượng uyển là hồ Anapji (안압지) ở Gyeongju, Gyeongsangbuk-do.
Và cũng không có gì có thể so sánh với vẻ đẹp của vườn thượng uyển của Cung điện Changdeokgung ở Seoul, rộng 300.000 m2 trên tổng diện tích 405.636 m2 diện tích cung điện. Khu vườn được bố trí nhiều vườn, sảnh, ao sen, cầu đá, bậc tam cấp, máng nước và những dòng suối nhỏ uốn lượn giữa khu rừng cây rậm rạp và tất cả những yếu tố khác của một khu vườn theo truyền thống Hàn Quốc.
Ngoài ra, người HQ còn tự hào về môn võ Taekwondo (태권도)
Taekwondo là một môn thể thao được chính thức công nhận trên toàn thế giới bắt nguồn từ Hàn Quốc. Môn thể thao này ngày nay được ưa chuộng tại nhiều quốc gia trên toàn thế giới. Taekwondo là môn thể thao vận dụng toàn bộ cơ thể, nhất là hai tay và chân. Nó không chỉ làm tăng cường thể lực của người chơi, mà còn góp phần rèn luyện tính cách thông qua rèn luyện cả về thể chất và tinh thần. Cùng với một loạt những kỳ thuật và nguyên tắc, môn thể thao Taekwondo được coi là một môn võ tự vệ.
Bằng chứng về sự xuất hiện của môn Taekwondo như một hoạt động tự vệ có hệ thống có thể được thấy trong các trò chơi mang tính nghin thức được trình diễn trong các lễ hội tôn giáo trong thời đại các quốc gia bộ lạc cổ đại. Trong các nghi lễ tôn giáo như Yeonggo và Dongmaeng (một loại lễ tạ ơn), và Mucheon (Điệu múa thiên đường), người Triều Tiên cổ đại đã thể hiện những động tác độc đáo để rèn luyện thể chất. Những động tác này chính là sự khởi đầu cho môn võ Taekwondo.
Với cơ sở xuất phát mang tính lịch sử, taekwondo (còn được gọi với cái tên cổ hơn là taekkyeon) đã trở thành biểu tượng cho võ thuật truyền thống của Hàn Quốc. Trong thời kỳ Ba vương quốc, taekkyeon là môn võ thuật bắt buộc của quân đội, môn võ thuật nhằm tăng cường sức mạnh phòng ngự và khả năng chiến đấu của quốc gia, đồng thời được huấn luyện tại Musadan (một tổ chức quân đội) đảm đương trọng trách phòng thủ quốc gia.
Next
This is the most recent post.
Bài đăng Cũ hơn

1 nhận xét :

  1. Cảm ơn bạn đã chia sẻ thông tin !
    ......................................
    Ms. Phương
    Chuyên viên tư vấn du học chuyên nghiệp Blue Sea
    Click xem chi tiết: Xin visa, tư vấn du học Anh, Úc, Mỹ, Canada, Singapore giá rẻ 2016 hoặc Xin visa, tư van du hoc Anh, Uc, My, Canada, Singapore gia re 2016

    Trả lờiXóa